Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Viêm họng mạn tính và cách điều trị

     Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần ở vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.
Viêm họng mạn tính
    Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây bệnh và các thể viêm họng mạn tính thường gặp.
1. Nguyên nhân:
- Bệnh thường gặp do ảnh hưởng của ngạt, tắc mũi mạn, phải thở bằng mồm kéo dài, nhất là về mùa lạnh, do viêm xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy, mủ luôn chảy xuống họng.
- Do các kích thích như thuốc lá, rượu( ở người nghiện), bụi( ở những người phải làm việc ở công trường, quét đường,…).
- Cũng gặp do yếu tố thể trạng, bệnh toàn thân như cơ địa, dị ứng, suy gan,…
   Triệu chứng chính là cảm giác khô, nóng, rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa, vướng hay nhói trong họng, thường tăng lên khi nuốt.
    Bệnh nhân hay phải khạc nhổ, có ít nhầy, quánh và cũng thường hay bị ho, nhất là về đêm, khi lạnh.
    Khám họng: tùy theo tổn thương, có thể thấy các thể.
1.1. Viêm họng mạn xuất tiết:
- Niêm mạc họng đỏ, ướt, có xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng. Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và có ít nang lympho nổi lên thành các hạt nề đỏ.
- Viêm họng quá phát.
- Niêm mạc họng dày và đỏ, màn hầu và lưỡi gà cũng trở lên dày làm eo họng có vẻ hẹp lại.
- Đặc biệt ở trụ sau của amidan, niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả.
- Các nan lympho ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám nề, màu hồng hay đỏ nồi cao lên, do đó thường gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng mạn xuất tiết
1.2. Viêm họng teo
- Niêm mạc trở nên nhẵn, khô, trắng bệch, các trụ giả mất đi, trụ amidan và màn hầu cũng mỏng đi làm họng có vẻ doãng rộng ra.
- Thành sau họng không thấy các nang lympho, niêm mạc trở lên khô, thiếu mềm mại, có các dải xơ trắng, sau thấy các vảy mỏng, khô, vàng bám ở thành sau họng.
2. Tiến triển và Biến chứng:
- Viêm họng mạn khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể tự khỏi được. Thường các viêm họng mạn sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát, teo nếu để kéo dài không được điều trị.
- Viêm họng mạn cũng thường đưa tới viêm thanh quản mạn, viêm thanh – khí quản mạn…hoặc các đợt viêm cấp như viêm amidan cấp, áp xe amidan…
- Nó cũng là yếu tố gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do luôn phải khạc nhổ vì vướng họng, nhất là về đêm.
3. Hướng xử trí.
- Vệ sinh sạch họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Không sử sụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,
- Đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc bụi, hóa chất.
- Nên uống nhiều nước ấm, không sử dụng nước lạnh( nước đá).
- Dùng thuốc hoặc các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm họng dứt điểm và phục hồi niêm mạc họng bị tổn thương, tham khảo sản phẩm TẠI ĐÂY




0 nhận xét:

Đăng nhận xét